Nước tiểu vàng sậm là dấu hiệu cảnh báo cơ thể người bệnh đang có những thay đổi bất thường và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tinh thần của bạn. Vậy, tại sao nước tiểu vàng sậm? Bài viết sau đây sẽ cung cấp tới bạn đọc thông tin cần thiết về vấn đề này.
Tại sao nước tiểu có màu vàng đậm?
1. Nước tiểu màu vàng đậm do cơ thể thiếu nước
Nước tiểu sẫm màu thường là dấu hiệu cho thấy bạn không có đủ lượng nước cho cơ thể. Bên cạnh triệu chứng nước tiểu màu vàng sậm, tình trạng thiếu nước, mất nước còn có thể gây ra:
Táo bón
Mệt mỏi
Khát nước
Khô miệng và môi
Chóng mặt hoặc yếu
Khó nuốt thức ăn khô
Những đối tượng thường có nguy cơ cao dễ bị mất nước bao gồm: trẻ em, người cao tuổi và những người mắc bệnh nặng (như ung thư).
Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể điều trị mất nước bằng cách bù nhiều nước hơn bằng nước lọc và trà thảo dược.
Tuy nhiên, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu gặp phải các dấu hiệu mất nước nặng như:
Huyết áp hạ rất thấp (kèm đau đầu, tức ngực)
Da mất tính đàn hồi
Miệng và lưỡi rất khô
Mắt trũng sâu
Lơ mơ, giảm nhận thức (hoặc kích thích, vật vã)
Đi tiểu ít hoặc không có nước tiểu
Mạch yếu hoặc không cảm nhận được
Khát hoặc rất khát
Cách điều trị: Đối với những người bị mất nước nghiêm trọng có thể cần điều trị bù nước. Quá trình này thường bao gồm kiểm soát lượng muối, chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể tại bệnh viện.
2. Thực phẩm tiêu thụ hay một số thuốc uống
Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể khiến nước tiểu sẫm màu hoặc tạo mùi cho nước tiểu. Ví dụ, quả mâm xôi, củ dền, cây đại hoàng (rhubarb) có thể khiến nước tiểu có màu nâu sậm hoặc màu giống như trà.
Một số loại thuốc uống cũng có thể gây ra sự thay đổi màu nước tiểu bao gồm:
Nước tiểu màu đỏ: Senna, chlorpromazine và thioridazine.
Nước tiểu màu cam: Rifampin, warfarin và phenazopyridine.
Nước tiểu xanh da trời hoặc xanh lá cây: Amitriptyline, indomethacin, cimetidine và promethazine.
Nước tiểu sẫm màu: Chloroquine, primaquine, metronidazole và nitrofurantoin.
Cách điều trị: Trường hợp này thường không phải là một nguyên nhân đáng lo ngại. Thông thường nước tiểu sẽ trở lại màu bình thường sau khi bạn ngừng ăn các loại thực phẩm này. Trường hợp do dùng thuốc, bạn nên thông báo cho bác sĩ để được giải thích cụ thể.
3. Nhiễm trùng đường tiết niệu khiến nước tiểu sẫm màu
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu, thường thông qua niệu đạo. Phụ nữ có xu hướng mắc phải UTI thường xuyên hơn nam giới, với các tình trạng nhiễm trùng bàng quang hoặc viêm bàng quang niệu đạo (nhiễm khuẩn tiết niệu dưới hay nhiễm khuẩn tiết niệu thấp) hoặc viêm thận, bể thận (nhiễm khuẩn tiết niệu trên hay nhiễm khuẩn tiết niệu cao).
Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm:
Thường xuyên đi tiểu, tiểu rắt, tiểu rỉ, són tiểu
Đau hoặc rát, buốt khi đi tiểu
Đau thắt lưng, đau bụng hoặc tăng áp lực trong bụng
Nước tiểu đục, sẫm màu hoặc xuất hiện máu
Sốt cao nếu viêm thận, bể thận cấp
Nếu bạn có nước tiểu sẫm màu kèm theo đau dữ dội, đặc biệt là ở lưng, bạn có thể bị sỏi thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
Cách điều trị: Bác sĩ thường sẽ kê đơn một đợt kháng sinh ngắn (viêm bàng quang niệu đạo là 7-10 ngày kháng sinh uống, viêm thận – bể thận là 10-14 ngày kháng sinh tiêm) để điều trị nhiễm trùng. Đối với nhiễm trùng nặng, người bệnh có thể cần một đợt kháng sinh dài hơn, đồng thời có thể dùng kèm thuốc giảm đau.
4. Tan huyết, tan máu (Thiếu máu tán huyết)
Thiếu máu tán huyết cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến nước tiểu sẫm màu. Đây là tình trạng xảy ra khi các tế bào hồng cầu của người bệnh bị phá hủy nhanh hơn được tạo ra.
Các rối loạn máu di truyền, chẳng hạn như bệnh hồng cầu hình liềm hoặc thalassemia, cũng có thể dẫn đến thiếu máu tán huyết. Đây cũng có thể tác dụng phụ tiềm ẩn của một số loại thuốc và đôi khi có thể xảy ra sau khi truyền máu.
Ngoài việc đi tiểu có màu vàng đậm, sẫm màu, các triệu chứng thiếu máu tán huyết khác có thể bao gồm:
Đau đầu
Mệt mỏi
Chóng mặt
Da nhợt nhạt
Tim đập nhanh
Vàng da, vàng mắt
Phì đại lá lách hoặc gan
Cách điều trị: Nhiều trường hợp thiếu máu tán huyết nhẹ thường không cần điều trị, mà chỉ cần thay đổi lối sống để giúp kiểm soát các triệu chứng. Trong trường hợp thiếu máu tán huyết nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định truyền máu, cấy ghép máu và tủy xương, hoặc phẫu thuật để cắt bỏ lá lách.
5. Viêm gan C có thể làm nước tiểu sẫm màu
Virus viêm gan C (HCV) có thể gây nhiễm trùng gan. Tình trạng này ít khi gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu, vì vậy nhiều người bệnh không nhận ra cho đến khi sự tổn thương gan bắt đầu tiến triển. Viêm gan C có thể ảnh hưởng đến cách gan xử lý chất thải, do đó tình trạng này có thể khiến nước tiểu sẫm màu., vàng đậm.
Các yếu tố rủi ro khiến người bệnh mắc phải viêm gan C bao gồm dùng chung kim tiêm, quan hệ tình dục không dùng bao cao su với người bị HCV…
Các triệu chứng xảy ra thường xuất hiện trong vòng 2 tuần đến 6 tháng sau khi tiếp xúc với virus. Các triệu chứng viêm gan C có thể bao gồm:
Sốt
Mệt mỏi
Vàng da
Ngứa da
Đau khớp
Đau bụng
Đau cơ bắp
Nước tiểu sậm màu
Buồn nôn hoặc kém ăn
Cách điều trị: Nhiều năm trước, viêm gan C điều trị bằng thuốc Interferon và ribavirin giúp kiểm soát bệnh 40– 50% nhưng lại đi kèm với nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Hiện nay đã có phương thức tác động trực tiếp chống siêu vi hoặc DAAs giúp kiểm soát tốt hơn, rút ngắn thời gian điều trị và ít tác dụng phụ.
Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bạn thấy có máu trong nước tiểu hoặc nước tiểu sẫm màu không tự biến mất sau khi đã bù nước. Nếu tình trạng này kèm theo buồn nôn, nôn và sốt cao, bạn hãy đi khám ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị.
Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về những nguyên nhân khiến nước tiểu sẫm màu và cách điều trị. Bạn hãy lưu ý bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày và đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện thêm các dấu hiệu bất thường khác nhé!
Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Xem thêm:
Covid-19 lây nhiễm tế bào phổi như thế nào? Tại sao nó lại nguy hiểm vậy?
Phòng Covid-19: Đừng quên lau khô nếu không muốn việc rửa tay trở thành công cốc
40 biện pháp chống dịch Covid-19 kịp thời, hiệu quả, chặn đỉnh dịch, không gây quá tải bệnh viện
Nguyên tắc sử dụng khẩu trang ĐÚNG CÁCH bạn nhất định phải nằm lòng!
Bộ Y tế khuyến cáo: Các nghề, công việc có nguy cơ tiếp xúc, lây nhiễm Covid-19 cao
Khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế: 7 việc cần làm khi bị sốt, ho, đau họng, khó thở
Trong dịch Covid-19, chọn rửa tay bằng xà phòng hay nước rửa tay khô hiệu quả hơn?
Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh điện thoại trong mùa dịch Covid-19
Video: WHO hướng dẫn đeo khẩu trang và tháo bỏ đúng cách để tránh lây nhiễm ngược mầm bệnh
Hướng dẫn cách khai báo sức khỏe y tế toàn dân, chống dịch Corona trên Máy tính, điện thoại
Hướng dẫn vệ sinh và khử nhiễm nhà cửa để phòng dịch Covid-19
Phòng dịch Covid-19: Cách đọc thành phần nước rửa tay, tránh mua sản phẩm chứa một trong 28 chất cấm
20 nguyên tắc đơn giản ai cũng cần nắm rõ để cùng nhau đi qua mùa dịch Covid-19 - BS Trần Quốc Khánh
Phòng dịch Covid-19: Nước rửa tay khô không an toàn với trẻ trong những trường hợp nào?
Không phải uống vitamin C, ăn các loại thực phẩm này mới là cách tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch
Bộ Y tế hướng dẫn cách ly y tế tại nhà để tránh lây lan bệnh Covid-19
Ngoài khẩu trang, rửa tay, đừng quên "chốt chặn" Covid-19 quan trọng này - TS Lê Quốc Hùng
Nếu vô tình đi qua một người nhiễm Covid-19, liệu tôi có bị lây hay không?
15 lưu ý ngắn gọn nhất trong mùa dịch Covid-19: người trẻ hãy có trách nhiệm với xã hội
Làm thế nào để phòng tránh lây nhiễm virus corona khi đi máy bay?
Ăn chay có giúp bạn phòng virus không? Lật tẩy 10 lời khuyên phi khoa học trong dịch Covid-19
Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng chỉ ra 3 điều người Hà Nội cần luôn nhớ
Comments