Chải răng 2 lần mỗi ngày là thói quen chăm sóc răng miệng của hầu hết mọi người.
Thế nhưng câu hỏi được đặt ra là, thói quen như vậy liệu đã đủ để bạn có được một hàm răng chắc khỏe chưa? Bạn có cần thêm chế độ chăm sóc răng miệng nào khác hay không và bạn có mắc những sai lầm nào trong việc đánh răng mỗi ngày hay không? Dưới đây là một số thói quen xấu thường gặp khi vệ sinh răng miệng cần tránh.
Không thay bàn chải định kỳ
Theo khuyến cáo của ADA (Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ) nên thay bàn chải đánh răng 3-4 tháng/lần. Một giải pháp dễ dàng đó là thay bàn chải theo mùa. Khi bàn chải đánh răng cùn và lông bàn chải gãy sẽ không thể đánh răng được sạch sẽ. Đó cũng chính là dấu hiệu nên thay bàn chải mới. Khi thay bàn chải đánh răng mới, phải theo dõi thông số trên bao bì theo ADA.
Chải răng không đủ thời gian
Răng phải được chải ít nhất 2 phút, tối thiểu 2 lần mỗi ngày. Đa số chúng ta chải răng quá nhanh. Thông thường theo thói quen chỉ chải răng trong 45 giây. Để tạo thói quen chải răng đủ thời gian nên bấm đồng hoặc ngâm nga 1 ca khúc mà bạn yêu thích.
Lực chải răng quá mạnh
Có thể chúng ta nghĩ chải răng thật mạnh sẽ loại bỏ thức ăn thừa và vi khuẩn. Nhưng đó là suy nghĩ sai lầm bởi lông bàn chải sẽ làm tổn thương lợi và mòn răng. Nếu bạn thường đánh răng quá mạnh, hãy thử sử dụng một bàn chải đánh răng có tay cầm góc cạnh để làm giảm áp lực lên răng.
Chải răng ngay sau khi ăn
Nếu bạn cảm thấy cần phải chải răng ngay sau khi ăn uống, hãy đợi ít nhất 30 phút. Đặc biệt sau khi ăn đồ ăn chứa axit, soda... Ngay sau khi ăn hoặc uống thực phẩm có tính axit, các axit trong thực phẩm sẽ làm suy yếu men răng. Do đó sau khi ăn xong 30 phút mới nên đánh răng, đó là thời gian để nước bọt tiết ra có thể trung hòa các axit.
Bảo quản bàn chải đúng cách.
Sau khi đánh răng, nên tập cho mình thói quen vệ sinh bàn chải đánh răng ngay với nước sạch, để loại bỏ các vụn thức ăn cùng phần kem đánh răng còn sót lại trên bàn chải. Bàn chải đánh răng nên được đặt thẳng đứng, không đặt nằm ngang, bởi đặt đứng thì đầu bàn chải mới nhanh ráo nước, sạch khô, đặt nằm ngang bàn chải thường bị ẩm, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển.
Bàn chải đánh răng của mỗi người không nên để tiếp xúc quá gần với nhau, mỗi bàn chải nên giữ một khoảng cách nhất định thì vi khuẩn mới không có cơ hội di chuyển từ bàn chải này đến bàn chải khác, gây nguy hại cho sức khỏe. Không cất bàn chải ngay sau khi đánh răng, bởi như vậy vô tình lưu lại các vi khuẩn, chất bẩn lên bàn chải của mình và khi đánh răng vào lần sau, bạn có thể sẽ hấp thụ chúng vào cơ thể.
Sử dụng bàn chải lông cứng
Lông bàn chải có thể mềm, vừa hoặc cứng. Đối với đại đa số người tiêu dùng thì bàn chải đánh răng có lông mềm mại, đầu lông tròn sẽ là lựa chọn an toàn nhất. Bình thường nên chọn bàn chải có cán thẳng và lông bàn chải dài bằng nhau. Các nha sĩ thường khuyên lựa chọn bàn chải có lông mềm mượt, độ cứng vừa phải, độ đàn hồi tốt sẽ giúp loại bỏ các mảng bám, vụn thức ăn trên răng dễ dàng. Không nên mua bàn chải với lông quá cứng, nó sẽ dễ làm tổn hại tới nướu răng và cũng không lấy chiếc bàn chải với lông quá mềm vì nó sẽ gây khó khăn trong việc làm sạch răng miệng.
Kỹ thuật chải răng không đúng
Kỹ thuật chải răng cơ bản như sau:
Đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ với hàm, chải vòng tròn theo chiều dọc của răng, chải lần lượt theo từng nhóm gồm 2-3 chiếc răng, thực hiện liên tục đến khi đi hết bề ngoài của hàm. Đưa bàn chải vào bề mặt bên trong của các răng, cách chải tương tự như mặt ngoài.
Đến vị trí các răng cửa phía trước, đặt bàn chải theo chiều dọc, ngửa đầu bàn chải và đưa vào mặt bên trong của hàm trên, thực hiện động tác lên - xuống để chải các răng cửa phía trên.
Thực hiện tương tự với các răng cửa phía dưới. Đặt bề mặt lông bàn chải tiếp xúc với bề mặt nhai của các răng hai bên, chải từ trước ra sau. Dùng lông bàn chải hoặc dụng cụ chải lưỡi để loại bỏ các mảng bám thức ăn trên bề mặt lưỡi.
Súc miệng lại bằng nước sạch 3 - 4 lần để đảm bảo làm trôi hết các vụn thức ăn, các mảng bám và kem đánh răng. Sử dụng nước súc miệng để đánh bay triệt để các mảng bám và giúp hơi thở thơm mát hơn. BS. Lưu Hà Thanh (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108)
Nguồn: Sức khỏe và Đời sống
Xem thêm:
Covid-19 lây nhiễm tế bào phổi như thế nào? Tại sao nó lại nguy hiểm vậy?
Phòng Covid-19: Đừng quên lau khô nếu không muốn việc rửa tay trở thành công cốc
40 biện pháp chống dịch Covid-19 kịp thời, hiệu quả, chặn đỉnh dịch, không gây quá tải bệnh viện
Nguyên tắc sử dụng khẩu trang ĐÚNG CÁCH bạn nhất định phải nằm lòng!
Bộ Y tế khuyến cáo: Các nghề, công việc có nguy cơ tiếp xúc, lây nhiễm Covid-19 cao
Khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế: 7 việc cần làm khi bị sốt, ho, đau họng, khó thở
Trong dịch Covid-19, chọn rửa tay bằng xà phòng hay nước rửa tay khô hiệu quả hơn?
Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh điện thoại trong mùa dịch Covid-19
Video: WHO hướng dẫn đeo khẩu trang và tháo bỏ đúng cách để tránh lây nhiễm ngược mầm bệnh
Hướng dẫn cách khai báo sức khỏe y tế toàn dân, chống dịch Corona trên Máy tính, điện thoại
Hướng dẫn vệ sinh và khử nhiễm nhà cửa để phòng dịch Covid-19
Phòng dịch Covid-19: Cách đọc thành phần nước rửa tay, tránh mua sản phẩm chứa một trong 28 chất cấm
20 nguyên tắc đơn giản ai cũng cần nắm rõ để cùng nhau đi qua mùa dịch Covid-19 - BS Trần Quốc Khánh
Phòng dịch Covid-19: Nước rửa tay khô không an toàn với trẻ trong những trường hợp nào?
Không phải uống vitamin C, ăn các loại thực phẩm này mới là cách tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch
Bộ Y tế hướng dẫn cách ly y tế tại nhà để tránh lây lan bệnh Covid-19
Ngoài khẩu trang, rửa tay, đừng quên "chốt chặn" Covid-19 quan trọng này - TS Lê Quốc Hùng
Nếu vô tình đi qua một người nhiễm Covid-19, liệu tôi có bị lây hay không?
15 lưu ý ngắn gọn nhất trong mùa dịch Covid-19: người trẻ hãy có trách nhiệm với xã hội
Làm thế nào để phòng tránh lây nhiễm virus corona khi đi máy bay?
Ăn chay có giúp bạn phòng virus không? Lật tẩy 10 lời khuyên phi khoa học trong dịch Covid-19
Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng chỉ ra 3 điều người Hà Nội cần luôn nhớ
Comments